Tạo blog cá nhân bằng WordPress

Tạo blog cá nhân bằng WordPress (Hướng dẫn toàn tập)

Nếu bạn đang muốn tạo blog cá nhân bằng WordPress thì bạn đã đến đúng địa chỉ. Là một blogger, tôi có thể nói với bạn rằng việc này rất tuyệt vời. Nó không chỉ giúp bạn rèn luyện kĩ năng viết, mà còn giúp bạn kiếm được thu nhập từ sở thích.

Bạn sẽ có cơ hội truyền cảm hứng, hướng dẫn đọc giả của bạn.

Nói cách khác, viết blog là bước chân đầu tiên hướng tới việc theo đuổi ước mơ của bạn. Mặc dù bắt đầu tạo một blog có thể là khó, nhưng qua hướng dẫn này tôi mong rằng giúp bạn qua một số bước cơ bản.

Bạn không cần là một người giỏi về công nghệ, chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet là được.

Trong hướng dẫn từng bước này, bạn sẽ tìm thấy các bước và công cụ mà sẽ cần để tạo một blog cá nhân. Bạn sẽ học cách thiết lập cơ bản, viết bài viết đầu tiên và có được người đọc.

Bắt đầu ngay thôi nào.

Tạo blog cá nhân bằng WordPress

Cách tạo blog cá nhân bằng WordPress

  1. Chọn một nền tảng để tạo blog.
  2. Đăng ký hosting. Chọn nhà cung cấp với gói hosting và chăm sóc khách hàng tốt.
  3. Chọn ngách và hướng để phát triển.
  4. Đăng ký tên miền. Đặt tên cho blog.
  5. Thiết lập và thiết kế cho blog.
  6. Suy nghĩ về chủ đề. Viết ra các ý tưởng.
  7. Viết bài đầu tiên. Thu hút đối tượng đọc bằng tiêu đề.
  8. Lên lịch viết bài. Xuất bản thường xuyên và rèn luyện thói quen viết.
  9. Quảng bá blog của bạn. Sử dụng các chiến lược marketing.
  10. Kiếm tiền từ blog. Tận dụng các cơ hội tăng thu nhập từ blog.

Trong bài hướng dẫn từ A đến Z này, tôi sẽ chỉ cho bạn tất cả từ việc chọn nền tảng blog cho tới việc kiếm tiền từ blog ra sao.

Nó sẽ là cẩm nang dành cho bạn trong việc tạo một blog cá nhân. Nếu bạn muốn tạo blog nhanh, chỉ cần theo các bước ở trên như là các gợi ý. Bạn có thể xem luôn bước mà bạn đang cần trợ giúp, hoặc nhâm nhi một ly cà phê và đọc toàn bộ.

Blog là cái gì?

Blog có thể là toàn bộ website hoặc đơn giản là một phần của một website, đây là nơi chia sẻ nội dung về một chủ đề mà bạn quan tâm. Một blog thường bao gồm văn bản và các thành phần như hình ảnh, video ở dạng bài viết. Có hàng chục triệu cái blog chỉ tính riêng ở Mỹ, bạn có thể tìm thấy blog trên khắp các chủ đề, từ việc trang trí nhà cửa cho tới cách nấu ăn. Một khi bạn thiết lập được một cộng đồng người đọc, thì bạn có thể làm nhiều việc hay ho.

Tại sao lại tạo blog?

Người ta tạo blog với nhiều lý do như sau:

  • Chia sẻ ý tưởng của bạn với thế giới. Đôi khi bạn muốn bày tỏ các ý tưởng và được kết nối. Thì blog giúp bạn – nó là một phương thức giao tiếp mà ở không gian này thì bạn tự chủ. Bạn có thể sử dụng năng lực sáng tạo và đam mê để chia sẻ các ý tưởng, kiến thức và kinh nghiệm của bạn.
  • Quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ. Viết blog cho mục đích kinh doanh là một cách rất hay để thu hút khách hàng và cung cấp thêm thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
  • Thu nhập. Blog có thể mang lại thu nhập với thời gian và nỗ lực bạn dành cho nó. Cách tốt nhất để nhìn thấy thành quả tài chính đó chính là đăng bài viết chất lượng thường xuyên sẽ mang lại đọc giả mới và lưu lượng truy cập tới blog. Điều này sẽ giúp blog của bạn thu hút các nhà quảng cáo và định vị bạn là người có ảnh hưởng trên mạng, nó có thể mở cánh cửa cho affiliate marketing.
  • Xây dựng một cộng đồng trực tuyến. Thật biết ơn khi có internet, chúng ta có thể sống ở khác thành phố, ở quốc gia khác nhau nhưng vẫn cảm thấy sự kết nối tới người khác. Blog tạo ra không gian mà bạn chia sẻ câu chuyện, ý tưởng và bắt đầu cuộc hội thoại với mọi người có sự quan tâm chung ở trên toàn thế giới. Một blog có mục bình luận nơi mà người đọc của bạn có thể trò chuyện trực tiếp với bạn, cho phép bạn tương tác và xây dựng mối quan hệ.

Như vậy bạn đã có sự hiểu biết hơn về lý do đằng sau việc tạo một blog rồi, hãy cùng khám phá các bước bạn cần để tạo một blog từ ý tưởng cho tới xuất bản.

01. Chọn một nền tảng

Bước đầu tiên để tạo một blog đó chính là chọn nền tảng để xuất bản nội dung của bạn. Bạn có thể chọn blogger của Google hoặc nền tảng Wix. Tôi khuyên bạn bắt đầu với WordPress với những lý do sau:

  • Tính phổ biến
  • Dễ sử dụng. WordPress được phát triển cho người dùng không biết về lập trình.
  • Mã nguồn mở miễn phí tải về
  • Hỗ trợ tốt cho SEO

Cần bao nhiêu tiền để tạo một blog?

Một trong những câu hỏi mà mọi người thường hỏi là chi phí bao nhiêu khi tạo một blog. Trên phần lớn các nền tảng, thì tạo một blog hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể quyết định nâng cấp blog tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính.

Với gói miễn phí thì bạn hãy đọc bài Cách tạo blog WordPress.

02. Chọn lựa gói hosting

Khi bạn đã chọn lựa được nền tảng blog, bạn sẽ cần chọn gói hosting. Một blog, cũng như các website thì cần có một máy chủ (host). Đây là nơi sẽ lưu trữ website của bạn.

Nói một cách đơn giản, blog của bạn là một ngôi nhà, còn hosting chính là mảnh đất mà bạn sẽ xây dựng ngôi nhà ở đó.

Với một vài nền tảng blog, thì hosting được cung cấp sẵn và bạn không phải tìm hosting cho blog của bạn nữa.

Ví dụ như Blogger.com của Google, thì bạn sẽ tạo blog trên nền tảng này và sử dụng hosting của chính họ. Và địa chỉ blog của bạn sẽ gắn liền với hosting của họ. Giả sử tôi có một blog tên là Trần Lộc, thì địa chỉ trông sẽ như thế này: tranloc.blogger.com

Trường hợp bạn muốn địa chỉ blog của bạn ngắn gọn như tranvanloc.com thì lúc này bạn cần đăng ký một gói hosting riêng và tên miền riêng.

Một số gợi ý về nhà cung cấp hosting riêng:

Nếu bạn chưa biết nên chọn nền tảng hosting nào thì có thể xem xét các yếu tố sau:

  • Uptime: Thời gian mà máy chủ sống và hoạt động. Chỉ số uptime mạnh mẽ là trên 99.95% cho biết là máy chủ khỏe.
  • Bandwidth: Là dung lượng dữ liệu mà website của bạn có thể truyền tới người truy cập trong một khoảng thời gian. Yếu tố này dựa trên kích thước website cũng như lưu lượng truy cập mà bạn mong đợi.
  • Hỗ trợ khách hàng: Là liệu rằng bạn có thể liên lạc với đội ngũ hỗ trợ của nhà cung cấp hosting đó trong trường hợp xảy ra sự cố.

Trong số các nhà cung cấp hosting ở trên, tôi khuyên bạn nên sử dụng bên Azdigi bởi tôi đã tin dùng trong nhiều năm nay. Họ luôn nỗ lực nâng cấp không chỉ về cơ sở hạ tầng, công nghệ hosting mới nhất mà cả dịch vụ khách hàng (hỗ trợ cả ngày nghỉ và lễ tết).

Nếu bạn chưa biết cách mua hosting thì đọc bài hướng dẫn mua hosting cho người mới.

Khi bạn đã chọn được nền tảng blog và nền tảng hosting rồi thì sẽ chuyển tới bước lựa chọn ý tưởng cho blog.

Bạn không cần phải lo lắng về việc đăng ký tên miền vội – chúng ta sẽ nói về điều này ở bước 4 sau.

03. Chọn đúng ngách

Tạm thời không bàn tới mặt kỹ thuật mà đi sâu vào lý thuyết. Hãy nghĩ về thành phần chính hình thành nên blog của bạn, từ đường dẫn URL và tên miền cho đến nội dung và thiết kế của blog: Đó chính là ngách (niche). Đó là trọng tâm cho blog của bạn.

Không có giới hạn nào trong việc lựa chọn các chủ đề. Tuy nhiên bạn cần chọn một chủ đề cụ thể để tập trung cho toàn bộ blog.

Có nhiều loại blog từ thời trang cho đến du lịch và ẩm thực. Bởi vì có quá nhiều blog tập trung cùng một chủ đề, bạn sẽ cần một sự khác biệt với đám đông và viết về điều mà bạn yêu thích.

Một vài mẹo để chọn ngách cho blog – có thể không hẳn là đam mê của bạn nhưng là ngách mà bạn có thể kiếm tiền và phát triển:

  1. Thu hẹp sự quan tâm của bạn
  2. Nghiên cứu người đọc
  3. Có tiềm năng lợi nhuận

Thu hẹp sự quan tâm của bạn

Khi bạn bắt đầu một blog, hãy nghĩ dài hạn. Để khích lệ bạn viết bài thường xuyên, bạn cần viết về thứ mà bạn thực sự quan tâm đến. Nếu bạn chọn chủ đề chỉ dựa trên yếu tố nó phổ biến hoặc lợi nhuận, thì nỗ lực của bạn sẽ nhanh chóng nguội đi.

Nếu bạn không chắc nên viết chủ đề gì, không sao cả. Bắt đầu động não một chút về chủ đề bạn thích. Điều gì khiến bạn hào hứng muốn nói ra? Điều gì khiến bạn háo hức muốn tìm hiểu và học hỏi?

Bây giờ, viết ra 5-10 sở thích đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn. Ví dụ:

  • Du lịch
  • Nấu ăn
  • Gia đình
  • Âm nhạc
  • Đi bộ

Tiếp theo, suy nghĩ cụ thể hơn về sở thích và thêm vào danh sách của bạn. Có thể giống như sau:

  • Du lịch bụi ở Đông Nam Á
  • Món ăn chay
  • Nuôi dạy trẻ sinh đôi
  • Nhạc trữ tình
  • Đi bộ nơi nhiều đá sỏi

Đừng lo phải trở nên hoàn hảo. Bạn sẽ nghiên cứu chúng ở bước tiếp theo.

Nghiên cứu người đọc của bạn

Bước tiếp theo là xem chủ đề nào mà mọi người quan tâm và muốn đọc. Nếu blog của bạn thu hút sự chú tâm, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ nó và trở thành một blogger toàn thời gian.

Bạn có thể xác định mức độ nhu cầu quan tâm cho mỗi ngách với một chút nghiên cứu. Bằng cách xem Google Xu hướng, cho bạn biết bao nhiêu người quan tâm và tìm kiếm một chủ đề nào đó. Càng nhiều người tìm kiếm nghĩa là nhu cầu cũng nhiều.

Ví dụ, với chủ đề “món ăn chay” trên Google Xu hướng. Trong ảnh ở dưới, bạn có thể thấy rằng mức độ quan tâm cho chủ đề này khá ổn định, là một chủ đề có thể viết cho blog.

Tạo blog cá nhân bằng WordPress (Hướng dẫn toàn tập) 1

Nếu Google Xu hướng chỉ ra sự quan tâm đang giảm hoặc rất thấp thì có thể không thu hút sự chú ý.

Có tiềm năng lợi nhuận

Cho dù bạn vận hành một blog cá nhân hoặc chuyên nghiệp, sẽ là một ý tưởng tốt để kiểm tra xem ngách đó có lợi nhuận không. Ngay cả khi bạn bắt đầu với một sở thích cá nhân, bạn sẽ nghĩ tới việc kiếm tiền trong tương lai.

Có nhiều cách để kiếm tiền khi trở thành một blogger, một trong số phương pháp phổ biến nhất là affiliate marketing. Là một affiliate, bạn sẽ cộng tác với một công ty nào đó, cung cấp link sản phẩm của họ trong blog của bạn và nhận hoa hồng cho đơn hàng bạn tạo ra thông qua trang blog của bạn.

Cân nhắc xem liệu bạn có thể viết blog như là một affiliate là một cách tốt để xem chủ đề của bạn có lợi nhuận không. Hãy nghĩ về những bài viết dạng “hướng dẫn” hoặc “loại tốt nhất” – ví dụ “dụng cụ nhà bếp hỗ trợ nấu ăn tốt nhất” hoặc “hướng dẫn làm bánh bông lan trong 10 phút”. Trong cả hai ví dụ, bạn có thể chèn link affiliate máy làm sữa hạt hoặc bếp nướng và kiếm tiền cho mỗi đơn hàng được tạo ra thông qua blog của bạn.

Bạn không cần phải lên chiến lược kiếm tiền vội, nhưng suy nghĩ tổng quan về các cơ hội lợi nhuận sẽ giúp bạn chọn ngách cho blog.

Từ giờ hãy tập trung vào việc bắt đầu blog – chúng ta sẽ bàn tới việc kiếm tiền từ blog trong Bước 10.

04. Chọn tên blog và tên miền

Khi bạn nghĩ đến việc tạo blog, câu hỏi là đặt tên gì cho blog có lẽ đã xuất hiện trong tâm trí của bạn.

Có 3 gợi ý bạn có thể đặt tên cho blog như sau:

  • Theo tên của bạn
  • Tên doanh nghiệp của bạn (nếu có)
  • Một cái tên sáng tạo

Khi chọn tên cho blog, bạn cũng nên suy nghĩ về phong cách được thể hiện qua đó. Có nên chính thức và chuyên nghiệp? Ngọt ngào và lãng mạn? Hài hước và thú vị?

Khi bạn quyết định, bạn nên chọn tên miền. Cũng liên quan tới đường dẫn, một tên miền là địa chỉ của trang web (đây là tên miền của website, ví dụ như www.tranvanloc.com). Thông thường, tên miền sẽ là tên của blog.

Nếu bạn chưa biết đăng ký tên miền ra làm sao thì hãy đọc bài hướng dẫn đăng ký tên miền tại NameSilo.

05. Cài đặt và thiết kế blog

  1. Chọn một mẫu blog
  2. Bao gồm những Trang nào
  3. Hiển thị trên máy tìm kiếm
  4. Tạo một logo cho blog

Tới đây, bạn đã chọn được nền tảng blog và hosting, tên miền và chủ đề cho blog. Bây giờ bạn sẽ trang bị các cài đặt cơ bản.

Chọn một mẫu blog

Bước đầu cài đặt chính là chọn một mẫu. Giống như tên blog, nó thể hiện phong cách của bạn.

Cách phù hợp là chọn một mẫu được thiết kế sẵn. Sau đó, bạn có thể tùy chỉnh nó sau.

Có thể chọn một mẫu thể hiện được chủ đề blog của bạn. Có nhiều mẫu dành cho blogger ở thể loại khác nhau, dù là một blogger về ẩm thực hay làm đẹp. Khi bạn lựa chọn, hãy cảm nhận trạng thái mà bạn muốn website của bạn thể hiện, ví dụ, có thể là cổ điển, hiện đại hoặc đơn giản.

Bạn có thể thêm vào đó cá tính của mình với tùy chỉnh màu sắc cho mẫu. Tâm lý về màu sắc đóng vai trò lớn tới đối tượng đọc blog. Khi bạn chọn màu, giữ trong tâm trí về cảm xúc và thái độ mà mỗi màu sắc tạo ra. Màu xanh dương, chẳng hạn, tạo cảm giác độc lập và tin tưởng, trong khi màu vàng thì cảm giác nhiều năng lượng và niềm vui.

Những Trang nên bao gồm

Khi bạn đã chọn được mẫu rồi, hãy nghĩ về việc thêm những trang nào vào. Phần lớn blog không chỉ là các bài viết được hiển thị. Chúng có thể bao gồm trang bán hàng, trang liên hệ, trang giới thiệu.

Đây là một vài gợi ý tùy chọn:

01 – Trang liên hệ: Đây là nơi bạn để địa chỉ thư điện tự cho người đọc hoặc các đối tác kinh doanh có thể liên lạc với bạn. Bạn có thể thêm một form liên hệ để mọi người có thể gửi tin nhắn trực tiếp tới trang của bạn.

Trang liên hệ

02 – Trang giới thiệu: Cho khách thăm biết bạn là ai, bạn làm gì, và tại sao lại làm blog, cung cấp bối cảnh và câu chuyện đằng sau blog cá nhân hóa nội dung.

Trang giới thiệu

03 – Cửa hàng trực tuyến: Bạn có thể một trang bán hàng riêng nếu bạn nghĩ tới việc bán thứ gì đó trên blog của bạn. Bạn có thể gọi đặt trang này là “Sản phẩm” hoặc “Shop.”

Trang cửa hàng

Nếu bạn muốn tăng cường cho blog với nhiều trang hơn, thì có thể thêm những trang như Cảm nhận khách hàng, trang Hướng dẫn, hoặc Tác giả lựa chọn là những trang khá phổ biến.

Hơn nữa, một số blog thì để các bài viết nằm ở trực tiếp trên trang chủ, trong khi một số khác thì để trang chủ và trang blog riêng biệt. Nếu bạn định làm như vậy, thì nhớ thêm menu điều hướng để khách truy cập có thể dễ dàng xem blog của bạn.

Không có đúng và sai trong việc thiết lập một blog, bạn hãy thử với các tùy chọn khác nhau để xem cái nào phù hợp với phòng cách của bạn. Bạn hoàn toàn có thể thêm và xóa trang sau vẫn được.

Được hiển thị trên kết quả tìm kiếm

Một việc khác của xuất bản blog chính là đảm bảo nó được hiển thị trên Google và các trang tìm kiếm khác. Điều này quan trọng nếu bạn muốn nội dung của mình xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, muốn như vậy thì bạn cần quan tâm tới bước này từ đầu.

Đầu tiên, đảm bảo trang của bạn được đánh chỉ mục trên Google. Để cho Google biết là blog của bạn tồn tại. Bạn có thể làm điều này bằng cách gửi sơ đồ trang của bạn tới Google Search Console.

Lời khuyên: Google Search Console không chỉ quan trọng cho việc hiển thị trang của bạn, mà nó còn là một nền tảng giá trị mà bạn sẽ sử dụng trong suốt hành trình làm blog. Nó cho bạn biết những thông tin quan trọng về người xem trang, lượt nhấp chuột, để bạn tối ưu nội dung của mình.

Google Search Console

Để xem là trang của bạn đã có trên chỉ mục tìm kiếm của Google hay chưa, chỉ cần thực hiện thao tác tìm kiếm trang nhanh (tìm kiếm trang sử dụng URL trang chủ có dạng như sau site:tranvanloc.com). Nếu blog của bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm, nghĩa là trang của bạn đã được lập chỉ mục.

Tìm kiếm trang

Tạo một logo cho blog

Cuối cùng, là trang trí cho blog của bạn một logo hấp dẫn. Đây là cách để tạo điểm nhấn, là bước chính yếu nếu bạn muốn bắt đầu một blog được nhớ tới trong tâm trí của người đọc.

Có thể là tự thiết kế hoặc thuê thiết kế, hoặc bạn có thể sử dụng ứng dụng thiết kế logo. Những công cụ như này giúp bạn chọn màu sắc, phông chữ và biểu tượng như vậy sẽ nhanh chóng hơn là thuê một người thiết kế chuyên nghiệp.

Khi bạn tạo xong logo, hãy để nó ở bên trái trên cùng của website và liên kết nó tới trang chủ. Điều này sẽ giúp định vị nội dung và cải thiện trải nghiệm điều hướng cho người đọc.

Tạo blog cá nhân bằng WordPress (Hướng dẫn toàn tập) 2

06. Phân tích chủ đề blog

Về mặt kỹ thuật, thì blog của bạn đã sẵn sàng. Giờ là lúc suy nghĩ về chủ đề blog nào bạn sẽ bắt đầu.

Hãy nghĩ tới kinh nghiệm, thành công, thất bại hoặc những khám phá của bạn liên quan tới ngách bạn chọn. Bạn có thể chia sẻ điều gì từ đó. Ý tưởng nào mà bạn sẽ đào sâu?

Khi bạn suy nghĩ về chủ đề, đặt mình ở vị trí của người đọc. Một vài câu hỏi gợi ý trong quá trình lên ý tưởng như sau:

  • Tích cách của người đọc như thế nào?
  • Họ quan tâm tới chủ đề gì?
  • Khó khăn mà họ đối mặt là gì?

Bạn có thể sử dụng mô hình cụm chủ đề. Nghĩa là nhóm các bài viết liên quan thành một cụm. Phần này cũng được coi là một phần của SEO.

Topic Cluster

Theo mô hình này, hãy nghĩ tới một chủ đề lớn, ví dụ: công thức món ăn, sau đó chia thành chủ đề nhỏ như món ăn sáng, món ăn trưa, món ăn tối. Sau đó chia ra cụ thể hơn, công thức món ăn tối 20 phút, hoặc ý tưởng trang trí bánh.

07. Viết bài đầu tiên

  1. Bắt đầu với nghiên cứu từ khóa
  2. Tiếp theo là Tiêu đề bài viết
  3. Lập dàn ý chính
  4. Viết nội dung
  5. Chèn ảnh
  6. Tối ưu cho SEO
  7. Chỉnh sửa và xuất bản

Bạn đã có ý tưởng, bây giờ thì sẵn sàng để viết bài rồi.

Bắt đầu với nghiên cứu từ khóa

Tìm đúng từ khóa là quan trọng để mọi người đọc bài viết của bạn. Bởi việc nhắm đúng mục tiêu trọng tâm, bạn sẽ tăng cơ hội xuất hiện blog trong kết quả tìm kiếm cho những từ khóa đó.

Ví dụ, nếu bạn muốn chia sẻ công thức làm bánh khoai trong blog của mình. Bạn sẽ nhắm vào các từ khóa như:

  • Bánh khoai
  • Bánh khoai tây
  • Bánh khoai lang
  • Bánh khoai mì nướng
  • Cách làm bánh khoai
  • Cách làm bánh khoai lang
  • Bánh khoai mỡ
  • Bánh khoai mì
  • Cách làm bánh khoai mì nướng

Tùy theo chủ đề của bạn, mà một vài từ khóa có thể rõ ràng hơn các từ khóa khác. Bạn có thể tìm các từ khóa này bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí như Google Keyword Planner hoặc Answer The Public, hoặc bạn có thể sử dụng công cụ trả phí mạnh mẽ hơn như SEMrush hoặc Ahrefs.

Tạo blog cá nhân bằng WordPress (Hướng dẫn toàn tập) 3

Hoặc một công cụ mà tôi thường xuyên sử dụng chính là Ubersuggest

Tạo blog cá nhân bằng WordPress (Hướng dẫn toàn tập) 4

Bạn có thể xem được lượng tìm kiếm một tháng, độ khó của từ khóa và CPC.

Tiếp theo, bạn sẽ nhắm mục tiêu các từ khóa này vào bài viết của bạn. Viết để trả lời ý định tìm kiếm của người dùng.

Ví dụ bạn viết một bài hướng dẫn cách làm bánh bánh khoai lang. Bạn sẽ lên Google gõ tìm kiếm cụm từ “cách làm bánh khoai lang” sẽ xuất hiện các kết quả tìm kiếm.

Tạo blog cá nhân bằng WordPress (Hướng dẫn toàn tập) 5

Bạn sẽ thấy kết quả đầu tiên là ở dạng video. Điều này là bởi hướng dẫn làm bánh thì dưới dạng video sẽ giúp cho người tìm kiếm dễ dàng xem được các thao tác làm bánh.

Tiếp theo là kết quả dưới dạng bài viết hướng dẫn. Bạn có thể xem các kết quả tìm kiếm này và cách họ triển khai bài viết ra sao để có thể tham khảo.

Bạn sẽ muốn trình bài các ý chính được viết bởi các đối thủ. Điều này không hẳn là bạn không sáng tạo, bên cạnh việc chia sẻ ý tưởng riêng bạn, bạn nên trình bày cả các điều cơ bản khi làm bánh.

Liệt kê những điểm chính

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn có được ý tưởng về định dạng cho bài viết, cũng như nên có phần nào trong bài. Nó giúp bạn lên được bộ khung cho quá trình viết.

Đầu tiên, chọn loại định dạng bài viết. Dạng bài viết hướng dẫn? Hay là bài đề xuất một sản phẩm? Tùy theo định dạng bài viết bạn chọn, bạn sẽ có được ý tưởng trong đầu trước khi lên dàn ý.

Sau đó sử dụng tiêu đề và tiêu đề phụ để sắp xếp nội dung. Mỗi tiêu đề, liệt kê danh sách những ý chính bạn sẽ thêm vào. Nó sẽ là xương sống của bài viết.

Suy nghĩ tiêu đề cho bài viết

Phần tiếp theo của việc viết bài chính là nghĩ tiêu đề. Bạn có thể nghĩ tiêu đề bài viết ở bất cứ giai đoạn nào, nhưng lý tưởng nhất là lúc bạn xây dựng dàn ý.

Tiêu đề bài viết là một phần nhỏ nhưng nó sẽ giúp cho việc mọi người có nhấp chuột vào bài viết của bạn hay không.

Để tiêu đề bài viết thu hút, hãy đặt bản thân bạn vào người đọc. Suy nghĩ xem điều gì khiến họ quan tâm vào hào hứng, thử cách sau:

  • Nên rõ ràng và trực tiếp
  • Hứa hẹn giá trị
  • Thu hút cảm xúc người đọc
  • Gợi sự tò mò
  • Hài hước, thú vị

Viết nội dung lôi cuốn

Bây giờ là lúc bắt đầu viết. Giữ trong tâm trí bạn sẽ cần một đoạn mở đầu, thân bài chia bởi các tiêu đề và tiêu đề phụ và phần kết luận.

Trong phần giới thiệu, thu hút sự chú ý của người đọc với một sự thật thú vị, một trích dẫn hoặc thống kê hoặc một câu chuyện. Sau đó chia sẻ tóm tắt điều mà bài viết hướng đến, chắc chắn rằng thu hút sự quan tâm của người đọc.

Tiếp theo, viết phần thân bài, sử dụng dàn ý đã lập. Đây là phần mà bạn sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với vai trò là một blogger. Tránh viết lan man dài dòng, viết chỉ để viết là một trong những sai lầm lớn. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng câu văn có ý nghĩa, và đi thẳng vào vấn đề.

Cuối cùng, kết thúc bài viết bằng phần kết bài. Không phải tất cả blog đều có phần kết, nhưng là cách hay để tóm tắt lại nội dung và chia sẻ cảm nghĩ của bạn.

Bạn hãy nhớ rằng viết bài có thể cần tới hàng giờ, là quá trình mà không thể nhanh được. Thiết lập một nửa ngày để viết bản nháp đầu tiên của bạn.

Chèn ảnh

Khi bạn bắt đầu viết blog, nhớ rằng việc chọn lựa ảnh tác động tới ấn tượng của người đọc. Mỗi khi bạn thêm ảnh, chụp màn hình hoặc minh họa cho bài viết, ảnh đó nên phù hợp và đẹp. Đảm bảo rằng nó thể hiện ý của bạn và đóng vai trò ví dụ minh họa trong bài.

Nếu bạn không có của chính bạn, hãy lên kho ảnh miễn phí trên web. Pexels hoặc Unsplash là hai trang phổ biến để tìm ảnh. Có thể bạn muốn sử dụng ảnh của chính bạn, nhưng kho ảnh là cách nhanh để bắt đầu.

Tối ưu SEO

Khi bạn đã tạo nội dung, có một vài điều bạn cần quan tâm trước khi nhấn nút Xuất bản. Các bước này bao gồm chiến lược, từ việc cải thiện SEO blog để tối ưu chuyển đổi thông qua bài viết. Đây là một checklist kiểm tra:

  • Kiểm tra từ khóa: Tìm kiếm nhanh trong nội dung (CTRL+F) để xem mật độ từ khóa. Liệu rằng bạn đã thêm các từ khóa mà bạn dự định thêm chưa? Nếu chưa thì kiểm tra xem có cách nào để đưa từ khóa vào toàn bộ bài viết. (Hãy tiến hành một cách tự nhiên, tránh việc nhồi nhét từ khóa, nên nhớ bạn viết cho người đọc)
  • Thêm liên kết nội bộ: Liên kết giữa các bài viết trên blog lại với nhau – được biết đến như là internal linking. Việc này giúp cho SEO bài viết, và nó khuyến khích người đọc xem các bài viết khác. Thay vì liên kết một cách ngẫu nhiên, bạn nên liên kết giữa các bài viết liên quan với nhau, tốt cho SEO, và khiến cho đường link trở nên giá trị với người đọc. Nếu bạn mới bắt đầu và chưa có nhiều nội dung, thì đừng quên quay trở lại các bài viết và thêm link lúc sau.
  • Thêm nút kêu gọi hành động: Tiếp theo là chèn các kêu gọi hành động (CTA) trong bài viết. Thường sẽ có dạng như Mua ngay, Đăng ký, Đọc thêm. Bằng việc chèn thêm các nút này trong bài viết, bạn có thể chuyển hướng người đọc mua sản phẩm của bạn, đăng ký bản tin, hoặc nhấn vào đọc thêm.
  • Sử dụng văn bản thay thế: Bởi vì Google không đọc được các hình ảnh, blogger thường thêm mô tả ngắn cho mỗi ảnh (lý tưởng là sử dụng từ khóa) để giúp máy tìm kiếm hiểu nội dung được hiển thị. Trong mô tả, được gọi là alt text, giúp ảnh của bạn hiển thị trong các kết quả tìm kiếm Google ảnh.
  • Viết metadata cho bài viết: Metadata là thuật ngữ chỉ ra việc sử dụng văn bản để hiển thị một trang web trong kết quả tìm kiếm. Nó bao gồm meta title (cũng được biết đến là Thẻ tiêu đề) và meta description. Đôi khi, meta title chính là tiêu đề của bài viết, thi thoảng bạn sẽ muốn tiêu đề khác một chút để hiển thị bài viết của bạn. Không có đúng hoặc sai ở đây, miễn là tiêu đề của bạn thu hút và có chứa từ khóa quan trọng. Meta description, là đoạn trích ngắn ở bên dưới meta title, nên chứa từ khóa chính và hiển thị những điểm chính của bài viết.
Metadata

Chọn đường dẫn URL: Mỗi một webpage có một URL, và bài viết của bạn cũng như vậy. Một đường dẫn URL mạnh mẽ giúp thứ hạng bài viết trong kết quả tìm kiếm ở vị trí tốt, thường sẽ có chứa từ khóa. Bạn có thể chọn một trong hai cấu trúc www.tenmien.com/tu-khoa-bai-viet hoặc www.tenmien.com/blog/tu-khoa-bai-viet. Nếu bạn không chắc thì hãy lên google tìm hướng dẫn cách chọn cấu trúc URL. Phần lớn bài viết sẽ tự động tạo URL tự động, như tốt nhất là bạn tùy chỉnh URL cho mỗi bài viết nếu cần thiết.

Chỉnh sửa và xuất bản

Bạn đã biết mọi thứ cần thiết cho bài viết đầu tiên. Đọc lại đôi lần, chia sẻ nó với thành viên gia đình hoặc bạn bè để xin lời nhận xét.

Khi bạn thấy bài viết đã sẵn sàng, hãy đăng nó lên trên blog. Nền tảng blog bạn sử dụng sẽ có chỗ để gõ thông tin metadata và URL. Nếu đã xong thì nhấn nút Publish (xuất bản).

Chúc mừng bạn.

Tạm kết

Tới đây, bạn đã có đủ công cụ và tài nguyên cần thiết để bắt đầu viết blog. Hãy đánh dấu hoặc lưu lại hướng dẫn này như là một tài liệu tham khảo trong hành trình mới này của bạn.

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bạn nghĩ như thế nào, hãy bình luận nhéx
()
x
Scroll to Top